Router Wifi Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng Của Router Đối Với Hệ Thống Camera An Ninh

Router wifi là thiết bị mạng rất quen thuộc đối với các gia đình, văn phòng, công ty… Thiết bị router có khả năng biến mạng có dây thành mạng không dây một cách nhanh chóng giúp người dùng có thể kết nối điện thoại, tivi, laptop…vào mạng internet rất dễ dàng, thuận tiện.

Vậy router wifi là gì? Có cấu tạo và chức năng như thế nào trong hệ thống camera an ninh? Tất cả sẽ được An Ninh Newtech chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

router-wifi
Router wifi là thiết bị mạng có thể biến mạng có dây thành mạng không dây giúp người dùng xem camera giám sát dễ dàng, hiệu quả

Xem thêm: Mất Wifi Camera Có Ghi Hình Được Không? – Xem Ngay

Tìm Hiểu Về Router Wifi

Hãy cùng tìm hiểu xem router là gì và có những loại router nào nhé!

Router wifi là gì?

Router wifi còn gọi là bộ định tuyến wifi (bộ phát wifi, cục phát wifi), là thiết bị cho phép người dùng chia sẻ nguồn Internet tới các thiết bị khác trong một phạm vi nhất định.

Hay hiểu một cách đơn giản thì router wifi chính là bộ phát sóng wifi tới điện thoại, máy tính… giúp người dùng có thể đọc báo, xem phim, chơi game và phục vụ các công việc online khác.

Các loại router wifi phổ biến

Hiện nay trên thị trường có 5 loại router wifi phổ biến như sau:

1. Edge Router

Edge router (bộ định tuyến router hay cạnh router) có thể là loại router không dây hoặc có dây. Edge router nằm ở rìa hoặc ranh giới của một mạng. Thiết bị giúp phân phối kết nối giữa một hoặc nhiều mạng khác nhau.

Edge router sử dụng giao thức External BGT (Border Gateway Protocol – giao thức định tuyến giúp kết nối internet với nhau) giúp các router tìm được tuyến đường tốt nhất để kết nối với các mạng từ xa.

Edge-Router
Thiết bị Router Ubiquiti EdgeRouter 6P (ER-6P), 5-Ports Router Gigabit PoE, 1 SFP Ports

2. Distribution Router

Distribution Router còn gọi là Interior router (bộ định tuyến nội mạng) có nhiệm vụ nhận dữ liệu từ Gateway (Edge router) thông qua kết nối có dây. Từ đó, thiết bị sẽ gửi dữ liệu tới người nhận qua mạng wifi internet (có thể đóng vai trò như Edge router).

Đây là loại router phổ biến trên thị trường cũng bởi nó không có tính năng gì quá đặc biệt.

3. Core Router

Core router (router lõi hay thiết bị định tuyến lõi) là bộ định tuyến có dây hoặc không dây. Loại router wifi này có nhiệm vụ như xương sống của mạng. giúp phân phối các gói dữ liệu trong cùng một mạng.

4. Wireless Router

Wireless Router còn gọi là router không dây hay bộ định tuyến không dây, kết nối trực tiếp với modem và nhận các gói dữ liệu Internet thông qua dây cáp. Do được thiết kế không dây nên rất thuận tiện cho việc lắp đặt và sử dụng.

Thay vì truyền dữ liệu qua cáp đến máy tính thì Wireless router sử dụng 1 hoặc nhiều Ăng-ten để phân phối dữ liệu. Bên cạnh đó, kết hợp được với các chức năng của Edge router và Distribution router. Do vậy mà thiết bị này được sử dụng khá nhiều trong các gia đình.

Wireless-Router
Bộ Wireless router Linksys EA8300 – 3 băng tần, 4 anten MU-MIMO

5. Virtual router (Router ảo)

Khác với các dòng router ở trên, Virtual router hoạt động như một bộ định tuyến mặc định cho các điện thoại, máy tính cùng chia sẻ mạng. Thiết bị sử dụng giao thức dự phòng bộ định tuyến ảo (VRRP) để hoạt động. Khi router chính xảy ra sự cố lỗi, bị vô hiệu hóa hoặc bị hư hỏng, router ảo sẽ được kích hoạt.

Loại router wifi này có chi phí thấp, rất linh hoạt và dễ dàng sử dụng, thường được sử dụng tại những doanh nghiệp quy mô lớn, hệ thống mạng phức tạp.

Cấu Tạo Và Chức Năng Của Router Đối Với Hệ Thống Camera An Ninh

Router wifi có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống camera an ninh, mang lại sự thuận tiện, hữu ích cho người dùng. Vậy thiết bị này có cấu tạo như thế nào? nguyên lý hoạt động và chức năng ra sao? Tìm hiểu cụ thể ngay sau đây:

Cấu tạo của router wifi

Router wifi dù là loại nào, hãng nào, thiết kế ra sao thì đều có cấu tạo chung như sau:

Cổng WAN: Thường thì trên router chỉ có 1 cổng WAN, có màu vàng hoặc xanh để dễ phân biệt với các cổng khác của mạng LAN. Cổng port này nằm ở phía sau router, giúp cung cấp lớp mạng riêng và dải IP Default Gateway.

Cổng LAN: Thường các router sẽ được trang bị từ 2 cổng LAN trở lên. Người dùng có thể kết nối trực tiếp wifi với các Modem chính và các thiết bị sử dụng mạng như laptop, tivi… thông qua cáp mạng. Tùy từng loại router mà tốc độ tối đa truyền tải từ cổng LAN cũng khác nhau. Số lượng ăng-ten càng nhiều thì tốc độ phát sóng wifi càng cao.

Ăng ten: Router bao gồm 2 loại ăng-ten là ăng ten ngoài và ăng ten ngầm. Tuy nhiên router có ăng-ten ngoài được sử dụng nhiều hơn. Số lượng ăng ten càng nhiều thì tốc độ phát sóng wifi càng cao.

Các đèn tín hiệu: Trên thiết bị router sẽ có nhiều đèn tín hiệu khác nhau nhằm báo hiệu tình trạng kết nối. VD: đèn tín hiệu nguồn, WLAN, WPS, LAN… Nếu đèn tín hiệu xuất hiện màu xanh tức là đã kết nối thành công, nếu đèn tín hiệu có màu đỏ tức là báo: đang gặp sự cố, kết nối không thành công…

Các nút chức năng: Trên router sẽ có nút nguồn Power, nút reset, nút WPS… VD: Nếu router đang gặp lỗi trong quá trình kết nối hoặc tốc độ truyền tải bị chậm lại, bạn hãy giữ nút reset ở phía sau router từ 5 – 10s để reset lại router.

Ngoài các bộ phận bên ngoài như trên, cấu tạo bên trong của router wifi cũng rất quan trọng, bao gồm:

  • RAM, bộ nhớ lưu trữ FLASH/ NAND.
  • Bộ vi xử lý CPU, bộ IC để nhận/ giải mã và xử lý tín hiệu ra vào.
  • Biến áp cảm ứng…
cau-tao-cua-router
Cấu tạo của Router wifi gồm nhiều thành phần khác nhau

Nguyên lý hoạt động của router wifi

Để router wifi có thể hoạt động và phát sóng wifi được thì thiết bị cần được kết nối với modem qua cáp RJ45 (dây LAN).  Modem này được kết nối với đường truyền dịch vụ của các nhà mạng internet.

Dây cáp nối từ cổng LAN trên modem chính thông qua các cổng WAN hay LAN để kết nối modem và router wifi. Các thiết bị trong hệ thống mạng đều có địa chỉ IP riêng biệt nhằm mục đích định tuyến đường đi và truyền tín hiệu trong môi trường internet một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Router wifi có nhiệm vụ gửi đi các gói tin giữa 2 hoặc nhiều hệ thống mạng với nhau. Đồng thời, nó cũng là điểm phát sóng wifi giúp các thiết bị điện tử nhận như: máy tính, điện thoại, laptop, tivi… có thể kết nối và sử dụng internet dễ dàng.

Đặc biệt, thiết bị này truyền dữ liệu trong thời gian rất ngắn, do vậy sẽ không làm gián đoạn đến quá trình kết nối hoặc truy cập internet của người dùng.

Chức năng của router wifi đối với hệ thống camera an ninh

Trong hệ thống camera an ninh thì camera quan sát là thiết bị chính. Nhưng nếu hệ thống có nhiều mắt camera và số tín hiệu in-out lớn lên đến hàng chục hoặc hàng trăm thì router đóng vai trò rất quan trọng. Thiết bị này cực kì cần thiết nhằm đảm bảo tính ổn định và an toàn cho cả hệ thống.

router-trong-he-thong-camera-an-ninh
Router wifi có nhiều vai trò quan trọng trong hệ thống camera an ninh

Sau đây là những chức năng của router trong một hệ thống camera an ninh:

Định tuyến dữ liệu

Router wifi giúp truyền tải dữ liệu từ camera an ninh cùng các thiết bị khác trong mạng LAN đến các thiết bị lưu trữ dữ liệu hoặc các trung tâm giám sát qua mạng WAN.

Bảo mật hệ thống mạng

Router có thể giống như tường lửa giúp kiểm soát lưu lượng mạng, ngăn chặn tấn công từ bên ngoài vào, đồng thời bảo vệ mạng nội bộ khỏi các mối đe dọa an ninh. Bên cạnh đó, router còn có thể xác thực người dùng và thiết bị truy cập vào hệ thống mạng camera, đảm bảo chỉ người được ủy quyền mới có thể truy cập vào dữ liệu quan trọng.

Quản lý đường truyền

Thiết bị Router có thể quản lý và điều khiển đường truyền mạng trong hệ thống camera an ninh, đảm bảo các dữ liệu được truyền đi ổn định và hiệu quả, ưu tiên các dữ liệu quan trọng như âm thanh, video.

Quản lý địa chỉ IP

Trong hệ thống mạng camera an ninh, router là cầu nối giữa mạng nội bộ và mạng bên ngoài. Thiết bị có thể quản lý địa chỉ IP cho các camera và thiết bị khác trong mạng.

Hỗ trợ định tuyến đa lớp

Router hỗ trợ định tuyến đa lớp, cho phép phân chia mạng thành các vùng riêng biệt cũng như xác định đường đi tối ưu cho dữ liệu. Định tuyến đa lớp còn giúp tăng cường hiệu suất mạng và giảm độ trễ trong truyền tải hình ảnh, video từ camera giám sát.

Tính năng QoS 

Router wifi hỗ trợ QoS giúp ưu tiên các gói tin dữ liệu của camera an ninh, đảm bảo việc truyền tải đạt chất lượng và tốc độ cao.

Hỗ trợ VLAN

Thiết bị có thể hỗ trợ VLAN (Virtual Local Area Network), cho phép chia mạng thành các phân đoạn riêng biệt, giúp tăng cường độ bảo mật và quản lý mạng hiệu quả.

Cân bằng tải

Router có thể cân bằng tải giúp phân phối công việc truyền tải dữ liệu đều đặn giữa các đường truyền mạng nhằm tăng hiệu suất mạng, đảm bảo mỗi camera an ninh trong hệ thống được truyền tải dữ liệu một tối ưu nhất.

Quản lý từ xa

Tính năng quan trọng của router với hệ thống mạng camera an ninh là khả năng quản lý từ xa. Người dùng có thể theo dõi, điều chỉnh và quản lý router từ xa thông qua kết nối mạng, tiết kiệm thời gian và công sức trong việc quản lý hệ thống.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về thiết bị mạng Router wifi và những chức năng của thiết bị này đối với hệ thống camera an ninh. Router wifi đóng vai trò rất quan trọng, giúp truyền tải dữ liệu giữa các camera với các thiết bị khác trong mạng một cách ổn định, hiệu quả.

0/5 (0 Reviews)
zalo-icon
phone-icon